Top 5 Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín Nhất Hiện Nay - game bài đổi thưởng

Dự án: Chín ngọn “Ripe top” project

Tin Hoạt động 24/05/2023

Gia Lai được coi là miền đất ưa thích của các cây công nghiệp ngắn ngày  nhưng thuốc lá lại là cây chủ lực được người dân nơi đây lựa chọn canh tác nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Nhận thấy được nhu cầu và tiềm năng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, Công ty Liên doanh Thuốc lá BAT-Vinataba đã phối hợp với Công ty CP Hòa Việt thực hiện thí điểm dự án “Chín Ngọn”, từ những hiệu quả mà dự án mang lại, bà con nông dân rất quan tâm, ủng hộ dự án, đăng ký tham gia đông đảo, hứa hẹn gặt hái những thành công mới.

Khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây cây thuốc lá đã và đang là cây trồng chủ lực góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ dân ở khu vực lòng chảo Tây Nguyên, các huyện IaPa, Krong Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai và huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, với truyền thống sản xuất cây thuốc lá, hiện tại bà con nông dân thường sẽ thu hoạch lá thuốc chưa đạt tới độ chín theo yêu cầu chất lượng lá thuốc cao nhất. Trong khi, người tiêu dùng ngày càng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì các nhà sản xuất thuốc lá điếu trong nước đang hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, để cải thiện chất lượng sản phẩm tới tay khách hàng. Đặc biệt, hàng năm, các nhà máy trong nước phải nhập một lượng lớn thuốc lá chất lượng cao từ các nước như Brazil, Zimbabue, Nam Phi… để phục vụ quá trình sản xuất. Nhận thấy nhu cầu và tiềm năng này, Công ty Liên doanh Thuốc lá BAT-Vinataba đã phối hợp với Công ty CP Hòa Việt thực hiện thí điểm dự án “Chín Ngọn” trong vụ Đông Xuân 2022.

Phối hợp sâu sát với bà con trong từng công đoạn

Tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, nơi thực hiện thí điểm dự án. Bắt đầu với 7 hộ nông dân, tổng diện tích là 19 ha, các hộ được lựa chọn sẽ được theo dõi, giám sát chặt chẽ các tác động về mặt kỹ thuật trên đồng ruộng cũng như quá trình sấy và phân cấp.

Cụ thể, trung bình mỗi cây thuốc sẽ được thu hoạch trong khoảng 8 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng một tuần lễ, nhưng trong khuôn khổ của dự án, sau khi thu hoạch đợt một, tùy thuộc vào độ chín của lá thuốc trên cây bà con phải tiến hành hoãn thêm từ một đến hai tuần so với lịch thu hoạch thông thường rồi mới thu hoạch đợt thứ hai. Điều này được áp dụng theo nguyên lý di chuyển của một đoàn tàu, nếu trong hành trình của mình đoàn tàu phải đi qua 8 ga và sau khi dừng ở ga số 1 và ở lại đây thêm 2 giờ đồng hồ so với lịch di chuyển ban đầu thì nhất định khi tàu đến 7 ga còn lại cũng sẽ trễ ít nhất là 2 giờ đồng hồ.

Nhờ thực hiện tác động này, lá thuốc thu hoạch từ đợt 2 đến đợt 8 sẽ chín hơn so với lá thuốc sản xuất đại trà. Lượng lá thuốc thu hoạch cho dự án sẽ đến từ 7 – 9 lá ngọn từ 3 đợt thu hoạch cuối, đúng như cái tên “Chín Ngọn” của dự án. Đối với cây thuốc lá hàm lượng Nicotine sẽ đạt được cao nhất ở các lá ngọn, kết hợp với việc lá được thu hoạch đúng độ chín làm gia tăng chất lượng, hương vị của nguyên liệu.

Bên cạnh đó, để sản xuất được lá thuốc chín ngọn với chất lượng cao nhất, bà con cũng phải tuân thủ việc bón vôi, phân bón, làm cỏ xới xáo thường xuyên, mật độ ruộng trồng không quá dày (khoảng 21.500 cây/ha) tưới nước đầy đủ, ngắt ngọn diệt chồi triệt để. Để thực hiện được việc này đòi hỏi sự phối hợp sâu sát giữa đội ngũ kỹ thuật đồng ruộng cùng với bà con nông dân để hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được chất lượng như dự án đề ra.

Niềm tin của bà con, dự án được mở rộng

Sau năm đầu thực hiện, dự án thu được khoảng 28.8 lá khô sau sấy, khoảng 1.54 tấn/ha, sau khi chế biến tách cọng thì thu được khoảng 20.4 tấn lá mảnh và được các chuyên gia quốc tế của Công ty BAT – Vinataba đánh giá đạt chất lượng yêu cầu. Về phía bà con nông dân, đối với lượng lá này giá mua sẽ cao hơn giá thuốc lá đại trà 7,140 đồng/kg, nhờ đó nông dân tham gia dự án sẽ thu được thêm khoảng 11 triệu đồng/ha, một nguồn thu nhập đáng kể cho bà con tham gia dự án.

Tiếp đà thành công của năm đầu tiên, vụ Đông Xuân 2023, dự án đã được mở rộng ra khu vực Gia Lai, huyện Krông Pa và Ia Pa, với mục tiêu sẽ sản xuất được 150 tấn lá khô sau tách cọng. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trong các buổi tập huấn thường niên trước vụ trồng, dự án đã được giới thiệu và triển khai đến bà con nông dân. Nhận thấy được hiệu quả mà dự án mang lại bà con nông dân đã rất quan tâm và thực hiện đăng kí với diện tích khoảng 200 ha, 120 ha ở Đắk Lắk và 80 ha tại Gia Lai. Với kết quả tính cực của năm  thứ nhất cũng như tinh thần ủng hộ dự án và tham gia đông đảo của bà con nông dân ở năm thứ hai hứa hẹn dự án sẽ gặt hái được những thành công như mùa vụ Đông Xuân 2022.

Có thể thấy dự án Chín Ngọn đã mang lại những lợi ích thiết thực cho bà con nông dân và doanh nghiệp. Bà con nông dân có thêm thu nhập, ổn định sinh kế, đời sống; đặc biệt là trong bối cảnh vật giá đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thuốc lá nói riêng ngày càng tăng từ đó giúp bà con nông dân gắn bón hơn với cây trồng này.

Dự án Chín Ngọn được hướng tới như một sáng kiến đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của ngành nguyên liệu thuốc lá trong nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai sắp tới, hướng tới chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước thay thế nguyên liệu lá nhập khẩu.

  • Tag:

Bài viết liên quan